Kẽm glycinat
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Kẽm Glycinate là gì?
Kẽm là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo trong cơ thể. Kẽm còn là đồng yếu tố của hơn 300 enzym kim loại, đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, sinh sản và phản ứng miễn dịch. Trong cơ thể, kẽm phân bố chủ yếu trong khoảng 57% ở cơ, 29% ở xương, 6% ở da, 5% ở gan, 1,5% ở não và 0,1% trong huyết tương.

Để đảm bảo cung cấp đủ kẽm cho cơ thể, chúng ta cần bổ sung kẽm hàng ngày thông qua chế độ ăn uống. Có nhiều dạng bổ sung kẽm khác nhau, trong đó kẽm glycinate là một lựa chọn phổ biến. Kẽm glycinate là một nguồn kẽm hữu cơ, có đặc tính hóa lý và hoạt tính sinh học tốt. Nó được coi là một chất bổ sung kẽm lý tưởng và mới mẻ.
Một trong những ưu điểm của kẽm glycinate là khả năng giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Việc sử dụng kẽm hữu cơ như kẽm glycinate có thể giảm bài tiết kẽm vào môi trường qua phân, giúp giảm tác động tiêu cực lên môi trường.
Điều chế sản xuất kẽm Glycinate
Kẽm glycinate được tạo thành từ Zn 2+ liên kết với axit amin Glycine. Phân tử glycine có khả năng tạo liên kết với ion kẽm (Zn2+) theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể liên kết với kẽm thông qua một hoặc hai nguyên tử oxy trong nhóm carboxylate của glycine, hoặc thông qua các nguyên tử oxy và nitơ để tạo thành phức chất chelate.
Phương pháp điều chế kẽm glycinate bao gồm các bước:
- Bước 1: Tạo phức với muối: Cho glycine, kẽm cacbonat vô cơ và nước vào bình phản ứng, khuấy đều, đun nóng đến 70 - 90 độ C và làm cho carbon dioxide thoát ra để tạo ra kẽm glycat hóa.
- Bước 2: Sấy khô: Khử nước ly tâm kẽm glycinate thu được, chuyển vào tầng sôi và sấy khô ở nhiệt độ 100 - 120 độ C để thu được sản phẩm kẽm glycinate.

Cơ chế hoạt động
Glycine, là một axit amin có trọng lượng phân tử thấp nhất, có kích thước nhỏ giúp tạo điều kiện cho sự ổn định của kẽm trong cơ thể. Điều này giúp bảo vệ kẽm khỏi các phản ứng hóa học không mong muốn trong quá trình tiêu hóa, làm tăng khả năng hấp thụ và sử dụng sinh học của kẽm. Glycine có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào ruột khỏi các tác nhân gây hại. Nó có thể được sử dụng làm chất nền để tổng hợp glutathione, một chất chống oxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do oxy hóa. Ngoài ra, glycine cũng có khả năng kết hợp với các chất độc tố để giải độc sinh học. Tất cả những đặc điểm này của glycine đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tối ưu hóa sự sử dụng kẽm trong cơ thể.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Chitosan là gì?
Chitosan là dẫn xuất N-deacetylated của Chitin – một Polysaccharid có nhiều trong nấm, nấm men, các động vật không xương sống ở biển và động vật chân đốt. Chất Chitin được dùng để sản xuất ra Chitosan.
Chitin là một Polysaccharide mạch thẳng, là một Polymer của nhiều đơn vị N-acetyl-glucosamine nối với nhau nhờ cầu β-1,4glucoside. Vì Chitin tự nhiên có trong vỏ tôm thường liên kết với Protein, Lipid, Canxi, sắc tố… nên thường phải làm sạch trước khi sử dụng để sản xuất Chitosan.

Hai bước chính để làm sạch Chitin gồm khử khoáng bằng Acid và khử Protein bằng kiềm hoặc một Enzyme protease. Chitosan liên quan chặt chẽ với Chitin, nung nóng Chitin trong dung dịch xút đậm đặc, các gốc Acetyl bị khử hết và Chitin chuyển thành Chitosan.
Trong thiên nhiên, Chitin còn hiện diện dưới nhiều hình thức: Khá tinh khiết (sâu bướm), trong các lớp rất mỏng (cánh bướm, với hiệu ứng màu tuyệt vời), cùng với các protein tạo thành sclerotin (chất chính trong bộ xương ngoài của côn trùng)…
Chitosan có khả năng tạo thành màng mỏng, kết hợp với nước, chất béo, ion kim loại, có tính kháng khuẩn…, vì vậy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong dược phẩm, mỹ phẩm.
Điều chế sản xuất Chitosan
Chitin dễ dàng thu được từ vỏ cua, vỏ tôm và sợi nấm.
- Cách đầu tiên, sản xuất Chitin có liên quan đến các ngành công nghiệp thực phẩm, điển hình là ngành đóng hộp. Sản xuất Chitin và Chitosan phần lớn dựa vào vỏ tôm và vỏ cua được lấy về từ các nhà máy đóng hộp. Việc sản xuất Chitosan từ vỏ động vật giáp xác (được xem như dạng chất thải của ngành công nghiệp thực phẩm) mang tính khả thi rất cao về mặt kinh tế.
- Cách thứ hai, sản xuất phức hợp Chitosan-glucan đi liền với quá trình lên men, tương tự như việc sản xuất Axit citric từ nấm Aspergillus niger, Mucor rouxii và Streptomyces bằng cách xử lý kiềm và tạo ra phức hợp trên.
Chất kiềm loại bỏ protein và đồng thời có thể đẩy nhóm chức acetyl ra khỏi hợp chất Chitin. Tùy thuộc vào nồng độ kiềm, một số glycans hòa tan được loại bỏ. Việc sử dụng vỏ động vật giáp xác chủ yếu để loại bỏ protein và hòa tan một lượng lớn Calcium carbonate có trong vỏ cua. Hợp chất Chitin đã bị khử Acetyl sẽ được tạo ra trong dung môi 40% Sodium hydroxide ở nhiệt độ 1.200C liên tục 1 tới 3 giờ đồng hồ. Cách xử lý này tạo ra 70% Chitosan đã khử Acetyl.
Cơ chế hoạt động
Sự xuất hiện của các vi sinh vật kháng kháng sinh dẫn đến nhu cầu cấp thiết để phát triển các loại kháng sinh thay thế. Các vi hạt Chitosan (CM), có nguồn gốc từ Chitosan, đã được chứng minh là làm giảm sự phát tán của vi khuẩn E. coli O157: H7, cho thấy khả năng sử dụng CM như một chất kháng khuẩn thay thế. Tuy nhiên, cơ chế cơ bản của CM trong việc giảm sự phát triển của mầm bệnh này vẫn chưa rõ ràng.

Để hiểu phương thức hoạt động, cần nghiên cứu các cơ chế phân tử của hoạt động kháng khuẩn của CM bằng phương pháp in vitro và in vivo. CM là một chất diệt khuẩn hiệu quả với khả năng phá vỡ màng tế bào. Các thử nghiệm liên kết và nghiên cứu di truyền với một chủng đột biến ompA đã chứng minh rằng Protein màng ngoài OmpA của E. coli O157: H7 rất quan trọng đối với liên kết CM. Hoạt động liên kết này được kết hợp với tác dụng diệt khuẩn của CM.
Điều trị CM có hiệu quả làm giảm sự phát tán của E. coli gây bệnh trong tử cung so với điều trị kháng sinh. Vì độc tố Shiga được mã hóa trong bộ gen của xạ khuẩn thường biểu hiện quá mức trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, nên thường không khuyến cáo điều trị bằng kháng sinh vì nguy cơ cao mắc hội chứng urê huyết tán huyết.
Tuy nhiên, xử lý CM không tạo ra vi khuẩn hoặc độc tố Shiga ở E. coli O157: H7, cho thấy CM có thể là một ứng cử viên tiềm năng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do mầm bệnh này gây ra. Công việc này thiết lập một cơ chế cơ bản, nhờ đó CM phát huy hoạt tính kháng khuẩn, cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc điều trị các bệnh do nhiều mầm bệnh gây ra, bao gồm cả vi sinh vật kháng kháng sinh.
Beta-Alanine là gì?
Beta-Alanine là một loại axit amin không thiết yếu của cơ thể, được dùng bổ sung nhằm làm tăng hiệu suất tập trong tập luyện thể thao, thể hình. Beta-alanine có khả năng tăng sức bền, sức mạnh cũng như làm giảm cảm giác mệt mỏi trong tập luyện.
Cơ thể không thể dùng Beta-Alanine để tổng hợp protein mà dùng chất này kết hợp cùng với histidine tạo ra carnosine - chất được lưu trữ trong cơ xương giúp cải thiện năng suất hoạt động người tập luyện, tăng sức bền. Nghiên cứu chứng minh nếu bổ sung Beta-Alanine sẽ làm tăng nồng độ carnosine trong cơ lên 80%. Carnosine đóng vai trò là chất đệm chống lại axit, làm giảm độ axit trong cơ bắp khi tập thể dục trong thời gian dài với cường độ cao.
Công thức hóa học của Beta-Alanine.
Nghiên cứu cho thấy, một người bổ sung Beta-Alanine trong 6 tuần sẽ làm tăng thời gian tới mức kiệt sức từ 1,168-1,387 giây trong các bài tập cường độ cao. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, 18 người chèo thuyền được bổ sung chất Beta-Alanine trong 7 tuần có hiệu suất hoạt động nhanh hơn 4.3 giây so với nhóm dùng giả dược trong cuộc đua dài 2,000m diễn ra trong 6 phút.
Beta-Alanine được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm tự nhiên bao gồm các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại cá… Đó là lý do vì sao lượng carnosine trong cơ bắp ở những người theo chế độ ăn chay ít hơn 50% so với người ăn mặn. May mắn là ngày nay Beta-Alanine đã được tổng hợp dưới dạng thực phẩm bổ sung, phù hợp dùng cho những người có thói quen tập luyện thể hình – gym ở cường độ cao.
Beta–Alanine được bào chế cả ở dạng bột và viên nang nén mềm. Liều lượng bổ sung khuyến khích của chất này là từ 2–5g/ngày, nên uống trong bữa ăn để làm tăng mức độ carnosine cao hơn. Bên cạnh đó, có thể kết hợp Beta-Alanine với các loại thực phẩm bổ sung khác, bao gồm natri bicarbonate và creatine để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nghiên cứu sự kết hợp Beta-Alanine và natri bicarbonate cho thấy một số lợi ích mang lại trong các bài tập, bao gồm nhiễm toan cơ bắp ức chế hiệu suất. Trong khi đó, khi kết hợp Beta-Alanine với creatine sẽ giúp tăng hiệu suất tập thể dục cường độ cao bằng cách tăng tính khả dụng ATP. Beta-Alanine cùng creatine mang lại lợi ích cho hiệu suất tập thể dục, sức mạnh và khối lượng cơ nạc.
Beta-Alanine được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm hàng ngày như thịt đỏ, thịt gia cầm và các loại cá,…
Cơ chế hoạt động của Beta-Alanine
Lượng Histidine trong cơ bắp mỗi người chúng ta cao hơn Beta-Alanine nên không tạo ra nhiều carnosine, dẫn đến việc giảm thời gian tập luyện, người tập cũng mau mệt hơn. Trong khi đó, nếu bổ sung thực phẩm chứa Beta-Alanine sẽ giúp cơ thể dễ tổng hợp chất, từ đó tăng hiệu suất tập luyện giúp người tập khỏe hơn.
Beta-Alanine trong cơ thể hoạt động như sau:
-
Đầu tiên, phân tử glucose sẽ bị phá hủy ra để tạo nguồn năng lượng chính cho việc tập luyện.
-
Kế tiếp, lactate được sinh ra từ quá trình phá vỡ glucose của cơ bắp tạo thành các axit lactic. Axit lactic sau đó chuyển hóa thành lactate gọi là ion hydro (H+).
-
Lượng axit lúc này tăng lên cao hơn, giảm phân tách glucose là nguyên nhân làm cơ bắp bị mệt, khả năng co duỗi của cơ bắp bị cản trở khiến người tập gặp khó khăn khi nâng tạ.
-
Bổ sung Beta-Alanine sẽ thúc đẩy cơ thể tạo ra nhiều carrnosise làm giảm lượng axit lactic, từ đó cơ bắp sẽ lâu thấy mệt hơn.
Hydrolyzed Collagen là gì?
Hydrolyzed collagen, hay còn gọi là collagen thủy phân, đây là hỗn hợp các polypeptide được thu lại từ quá trình thủy phân enzyme. Trong xương, da và các mô liên kết của động vật đều có collagen thủy phân.
Trong cơ thể con người và động vật, collagen thủy phân là một loại collagen protein khá dồi dào. Thịt nội tạng, các món ăn hầm với xương chứa một lượng collagen thủy phân tự nhiên mà bạn có thể bổ sung vào trong cơ thể một cách dễ dàng.

Collagen thủy phân có dạng bột màu trắng nhạt, tan được trong nước và có mùi nhẹ. Hydrolyzed collagen chứa đến 20 loại amino acids và các vitamin vô cùng quan trọng; trong đó phải kể đến Glycine, Proline và Hydroxyproline là 3 amino acids chiếm đến 50% tổng lượng amino acids. Chính nhờ tổ hợp độc đáo này mà Hydrolyzed Collagen trở thành nguồn “dinh dưỡng” vô cùng giá trị.
Do vậy, chúng ta cũng không có gì ngạc nhiên khi trong mỹ phẩm, Hydrolyzed Collagen được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm chăm sóc tóc và các dòng vệ sinh cá nhân tắm rửa.
Điều chế sản xuất Hydrolyzed Collagen
Theo các chuyên gia, trong thực phẩm hàng ngày chứa hàm lượng collagen không cao. Collagen thường vốn có kích thước phân tử lớn hơn kích thước của collagen tự nhiên trong cơ thể, vì vậy khi ta sử dụng một lượng lớn collagen, khả năng đào thải sẽ rất cao, càng làm giảm hiệu quả của việc bổ sung collagen.
Do đó, công nghệ collagen thủy phân (Hydrolyzed Collagen) ra đời sẽ giúp chiết tách collagen từ da các động vật, đặc biệt từ da cá biển sâu như cá tuyết, cá hồi... thành collagen peptit mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Bởi loại collagen này có lượng dưỡng chất tập trung cao, rất tinh khiết với phân tử nhỏ bằng 1/60 collagen thông thường nhưng lại có cấu trúc tương đồng với da người nhất, tăng khả năng hấp thu lên gấp 7 lần.
Cơ chế hoạt động của Hydrolyzed Collagen
Collagen được thủy phân hoàn toàn sẽ dễ dàng sử dụng hơn. Do có đặc tính hòa tan dễ dàng vào trong chất lỏng, collagen thủy phân khi đưa vào cơ thể cũng dễ dàng hấp thụ hơn.
Collagen thủy phân là một loại protein không mùi, không vị nên bổ sung vào các thực đơn bổ dưỡng cho cơ thể con người cũng rất tiện lợi. Bên cạnh đó, nó cũng dễ dàng khi thêm vào các công thức chế tạo sản phẩm hỗ trợ khác dành cho cơ thể người.
Dicaprylyl ether là dầu gốc thực vật. Nó mang lại cảm giác khô và không nhờn cho da và do đó được sử dụng như một chất dưỡng da, chất làm mềm và dung môi trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Dicaprylyl ether là gì?
Dicaprylyl ether là một chất lỏng nhờn trong suốt, không màu và không mùi, hoạt động như một chất làm mềm lan nhanh với cảm giác khô da.
Dicaprylyl ether là một loại dầu có nguồn gốc thực vật. Đôi khi được gọi là ete dioctyl hoặc tên thương hiệu của nó là Cetiol OE. Tên hóa học: Dioctyl Ether.
Điều chế sản xuất
Dicaprylyl ether là chất nhũ hóa và chất dưỡng da có nguồn gốc từ axit caprylic được sử dụng chủ yếu để tạo vẻ mềm mại và mịn màng cho da. Axit caprylic là một axit béo có trong hạt cọ và dầu dừa.
Dicaprylyl ether có nguồn gốc từ axit caprylic
Cơ chế hoạt động
Dicaprylyl ether có nguồn gốc từ dừa và/hoặc dầu hạt cọ. Các axit béo từ dầu được este hóa và sau đó được chưng cất để tách rượu capryl. Etherification (khử nước) sau đó được thực hiện với rượu capryl để tạo thành dicapryl ete và nước.
Betaine là gì?
Betaine là một amino acid - dẫn xuất của choline được tạo ra khi choline kết hợp với axit amin glycine, với cấu trúc hóa học có chứa 3 nhóm methyl bổ sung. Do vậy, betaine còn được gọi là trimethylglycine.
Betaine có một số chức năng sinh học quan trọng: Với chức năng là một phân tử nhường nhóm methyl, betaine tham gia vào quá trình methyl hóa (quá trình sinh hóa thiết yếu) hỗ trợ chức năng của gan, giải độc và hoạt động của tế bào trong cơ thể.

Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của betaine là hỗ trợ cơ thể xử lý chất béo. Betaine cũng là một chất chống thẩm thấu thiết yếu chủ yếu ở thận, gan và não. Một lượng lớn betaine có thể tích lũy trong các tế bào mà không làm gián đoạn chức năng của tế bào, giúp bảo vệ các tế bào, protein và enzyme dưới áp lực thẩm thấu.
Trong sản xuất mỹ phẩm, betaine tương thích tốt với da, giúp làm giảm kích ứng gây ra do chất diện hoạt và tạo cảm giác mềm mại khi sử dụng. Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 22 tình nguyện viên tại Thái Lan, 100% người tham gia nhận thấy màu da sáng hơn sau khi sử dụng dung dịch betaine 4%.
Điều chế sản xuất Betaine
Vào thế kỷ 19, người ta đã phát hiện ra betaine là một chất tự nhiên có trong củ cải đường (Beta Vulgaris). Trong một số thực phẩm như cám lúa mì, mầm lúa mì, rau bina, vi sinh vật và động vật không xương sống dưới nước, betaine cũng được tìm thấy ở nồng độ cao hơn.

Chúng ta có thể bổ sung betaine thông qua chế độ ăn uống. Ngoài ra, trong cơ thể, betaine được tổng hợp bởi sự kết hợp của choline và axit amin glycine.
Cơ chế hoạt động của Betaine
Betaine hình thành liên kết hydro với nước và những phân tử khác một cách dễ dàng nhờ vào đặc điểm về cấu trúc. Chất này có thể tan trong nước tạo dung dịch 55% bền vững về mặt hóa học.
Nhờ có betaine mà homocysteine trong máu được chuyển đổi thành methione. Điều này rất quan trọng, hàm lượng homocysteine ở mức cao sẽ ảnh hưởng xấu đến mạch máu, từ đó dễ dẫn đến sự phát triển các mảng bám và tình trạng gọi là xơ vữa động mạch (tắc nghẽn động mạch).
Ngoài ra, hàm lượng homocysteine cao cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim, đột quỵ cũng như các bệnh tim mạch khác. Betaine có khả năng hạ thấp homocysteine, tăng cường cơ và sức mạnh của sợi cơ, tăng cường độ chịu đựng và giúp giảm béo.
Decyl glucoside là gì?
Decyl glucoside là chất hoạt động bề mặt không ion khá phổ biến, gồm đường glucose có nguồn gốc từ tinh bột ngô và rượu béo lên men từ dừa. Decyl glucoside công thức hóa học là C12H32O6, khối lượng phân tử từ 340.2 – 390 g/mol và độ pH khoảng từ 11 – 12.

Decyl glucoside dễ dàng tương thích với tất cả chất hoạt động bề mặt, lành tính và không làm khô da nên các nhà sản xuất thường đưa chất này vào công thức pha chế các sản phẩm vệ sinh cá nhân. Decyl glucoside hoạt động trên bề mặt, mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc loại bỏ bụi bẩn, dầu nhơn cũng như giúp làm giảm sức căng bề mặt nước.
Decyl glucoside có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm như một chất đồng hoạt động bề mặt với hiệu quả làm sạch cao, tạo bọt tốt và dịu nhẹ cho làn da. Decyl glucoside có thể làm giảm độ hoạt tính của các thành phần tạo bọt khác, mà không làm thay đổi hiệu suất của chúng.
Nhờ chức năng tạo bọt mịn và dày nên thành phần này có thể ngăn ngừa khô da, giúp giữ lại độ ẩm cho da ngay cả khi bạn dùng sản phẩm có chứa Decyl glucoside nhiều lần.
Mặt khác, Decyl glucoside khá hiệu quả trong việc giúp cải thiện khả năng ổn định của công thức mỹ phẩm. Ban đầu, Decyl glucoside được dùng chủ yếu trong xà phòng, chất tẩy rửa, về sau thành phần này cũng được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm dưỡng da. Decyl glucoside còn là tá dược có mặt trong nhiều loại thuốc bôi ngoài da với công dụng ổn định kích thước phân tử các chất thấm qua da.
Chính nhờ những đặc tính tự nhiên của Decyl glucoside mà thành phần này thường có trong các sản phẩm chăm sóc da dành cho những người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng, giúp mang lại sức khỏe tự nhiên cho làn da. Decyl glucoside còn dùng rất phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cho trẻ em, nhất là trong dầu gội.

Điều chế sản xuất
Decyl glucoside thu được từ 100% nguyên liệu tái tạo, bằng cách kết hợp rượu béo có nguồn gốc thực vật, decanol từ dừa và glucose từ tinh bột ngô.
Dichlorobenzyl alcohol là gì?
- Danh pháp IUPAC: (2,4-dichlorophenyl)methanol.
- PubChem CID: 15684.
- Tên gọi khác: Dybenal, 1,4-Dichlorobenzyl alcohol, Rapidosept, Myacide SP.
- Công thức hóa học Dichlorobenzyl alcohol là C7H6Cl2O. Trọng lượng phân tử là 177.02.
- Dichlorobenzyl alcohol là một thành viên của nhóm Benzyl alcohols, trong đó các Hydro ở vị trí 2 và 4 được thay thế bằng Clo.

Dichlorobenzyl alcohol là một chất khử trùng nhẹ phổ rộng đối với vi khuẩn và vi rút liên quan đến nhiễm trùng miệng và cổ họng. Dichlorobenzyl alcohol được coi là một thành phần hoạt tính được tìm thấy trong một số sản phẩm OTC (Over-the-Counter: Thuốc không cần kê đơn) trên thị trường, bởi vì Bộ Y tế Canada đã phân loại tác nhân này như một hóa chất điều trị giải phẫu (ATC: Anatomical therapeutic chemical).
Mặt khác, Dichlorobenzyl alcohol được FDA (Food and Drug Administration – Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phân loại vào thành phần không hoạt động đối với các sản phẩm thuốc đã được phê duyệt.
Điều chế sản xuất Dichlorobenzyl alcohol
2,4-dichlorobenzyl alcohol thu được có độ tinh khiết cao và cho năng suất cao, bằng cách cho 2,4-dichlobenzyl cloride trải qua hai giai đoạn, phản ứng với muối tan trong nước của một axit hữu cơ, với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha để tạo ra 2,4-dichlobenzyl ester của axit hữu cơ sau đó bị thủy phân với một bazơ mạnh.
-
Giai đoạn đầu tiên: Gia nhiệt 2,4-dichlorobenzyl chloride và dung dịch nước của muối hòa tan trong nước của một axit hữu cơ, cụ thể là Natri axetat (được chọn từ nhóm bao gồm natri axetat, kali axetat và amoni axetat), được hồi lưu với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha (một muối tetrabutylammonium được chọn trong nhóm bao gồm muối alkylamoni, ankylamoni halogenua chuỗi dài, hợp chất arylalkylamoni và alkylphosphonium halogenua), tạo thành este 2,4-dichlorobenzyl của axit hữu cơ.
-
Giai đoạn thứ hai: Đun nóng este 2,4-dichlorobenzyl với một bazơ mạnh (NaOH - sodium hydroxide) để thủy phân este tạo ra 2,4-dichlorobenzyl alcohol.

Cơ chế hoạt động
Việc sử dụng Dichlorobenzyl alcohol có liên quan đến đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và gây tê cục bộ. Tác dụng gây tê cục bộ của Dichlorobenzyl alcohol được cho là do giảm sự phong tỏa kênh natri. Cơ chế tác dụng sát trùng của Dichlorobenzyl alcohol chưa được hiểu đầy đủ nhưng nó được cho là có liên quan đến sự biến tính của các protein bên ngoài và sự sắp xếp lại của bậc ba cấu trúc các protein.
Dichlorobenzyl alcohol được giải phóng gần như ngay lập tức và đạt nồng độ đỉnh sau 3-4 phút. 50% nồng độ liều dùng tập trung trong nước bọt sau 120 phút. Dichlorobenzyl alcohol chuyển hóa qua gan tạo thành hippuric acid.
Fish collagen là gì?
Xét về nguồn gốc, hiện nay trên thị trường đang bày bán hai loại collagen: Collagen có nguồn gốc từ động vật trên cạn và một loại khác là collagen có nguồn gốc từ cá (fish collagen).
Fish collagen thuộc dạng collagen loại 1, là loại collagen quan trọng cho làn da đẹp và xương chắc khỏe. Đây là một loại protein được thủy phân từ da cá bằng enzyme đặc hiệu, có kích thước phân tử nhỏ hơn các loại collagen khác giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn.

Fish collagen có kích thước phân tử chỉ bằng 1/60 so với collagen thông thường. Chính vì kích thước nhỏ như vậy nên khi vào đến dạ dày, fish collagen không cần nhiều thời gian để thủy phân hơn so với collagen thông thường. Từ đó nó cũng mang lại hiệu quả vượt trội hơn, khả năng hấp thu nhanh hơn gấp 5-7 lần so với collagen thông thường.
Ngoài ra, fish collagen hầu như không chứa hoặc chứa rất ít chất béo, thích hợp với tất cả mọi người kể cả người ăn kiêng.
Bên cạnh đó, do đặc tính phải chịu áp lực của dòng nước nên so với động vật trên cạn, da cá sẽ có độ đàn hồi chắc hơn nhiều. Vì thế, collagen được chiết xuất từ cá biển sâu có độ đàn hồi và độ dẻo dai rất cao.
Trong 10 gram fish collagen có chứa 45 calo, 9,4gram protein, 10 miligam natri, 0,07 miligam kali, 0,05 miligam canxi, 0,04 miligam sắt.
Điều chế sản xuất fish collagen
Fish collagen được chiết xuất thông qua một quá trình thủy phân phức tạp từ da và vảy cá, chúng hầu như không gặp phải các vấn đề về vệ sinh, không mang các vi khuẩn, virus truyền nhiễm từ động vật.

Cơ chế hoạt động của fish collagen
Chức năng chính của fish collagen là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau. Fish collagen là yếu tố cần thiết trong quá trình tạo ra các axit amin cần thiết cho sức khỏe của làn da, mái tóc, móng tay, khớp xương và các mô khác trên cơ thể người.
Fish collagen mang lại hiệu quả cao đối với làn da con người bởi khả năng hồi phục và tái tạo da, duy trì sự đàn hồi cho da, chống lão hóa.
Broccophane là gì?
Broccophane chiết xuất từ mầm bông cải non giàu Sulforaphane (SFN) - chất chống oxy hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Sulforaphane kích hoạt một số enzyme trong cơ thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những enzyme này đóng vai trò quan trọng trong việc khử độc giúp cơ thể chống lại tình trạng stress oxy hóa.
Sulforaphane được ca ngợi là chất kích hoạt tự nhiên mạnh nhất của các enzyme khử độc giai đoạn II. Điều đó có nghĩa là nó giúp cơ thể chống độc, tự sửa chữa và phát triển. Hãy tưởng tượng Sulforaphane như lớp áo cho tế bào khỏi những tổn thương.

Điều chế sản xuất Broccophane
Chúng ta có thể tự làm bột mầm bông cải xanh tại nhà để sử dụng làm bột cháo ăn dặm cho trẻ em hoặc trong các món ăn khác như súp, cháo dinh dưỡng,...
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Hạt mầm bông cải xanh;
- Bình hoặc hũ thủy tinh có nắp lưới.
Quy trình làm:
- Sử dụng hai muỗng canh hạt bông cải xanh vào bình đã chuẩn bị.
- Đổ nước vào khoảng nửa bình và đặt nắp lưới.
- Để bình ở nhiệt độ phòng trong 8 giờ hoặc qua đêm để hạt nảy mầm.
Sấy khô và nghiền bột:
- Sau khi hạt đã nảy mầm, sấy khô chúng bằng phương pháp sấy lạnh hoặc sấy thăng hoa.
- Nghiền hạt mầm đã sấy khô thành bột mịn.
Lưu trữ và sử dụng:
- Bột mầm bông cải xanh sấy lạnh có đặc điểm là khô, kết cấu đặc, dai dai.
- Bảo quản bột trong hũ kín, nơi khô ráo và thoáng mát.
- Sử dụng bột mầm bông cải xanh làm gia vị hoặc chất tạo màu trong các món ăn đặc biệt là các món xào, mì tôm và nhiều món khác.
Cơ chế hoạt động
Broccophane có tác dụng bảo vệ võng mạc nhờ tăng cường chuyển mã thông tin giữa các tế bào, làm chậm quá trình thoái hóa và cuối cùng là bảo vệ tế bào, đồng thời có tác dụng giảm viêm nhờ giảm interleukin (IL) -4 và IL-5,… và một số tiềm năng khác đang khám phá.

Chromium picolinate là gì?
Chromium là khoáng chất có trong một số loại thực phẩm. Trong cơ thể, cùng với Insulin (do tuyến tụy sản xuất), Chromium picolinate hoạt động với vai trò chuyển hóa carbohydrate. Trong thương mại, các nhà sản xuất đưa Chromium picolinate vào trong những loại dược phẩm để điều trị chứng thiếu crôm, giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, giảm cholesterol xấu, đồng thời đóng vai trò như thực phẩm bổ sung giảm cân.

Chromium picolinate thường được bán như thảo dược. Người dùng cần tìm mua nguồn thảo dược có nguồn gốc rõ ràng, nơi bán đáng tin cậy để tránh nguy cơ bị nhiễm bẩn, nhiễm các kim loại độc hại. Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng crôm nhất định và thường hiếm khi xảy ra thiếu hụt khoáng chất này ở người.
Cơ chế hoạt động của Chromium picolinate
Cùng với insulin được sản xuất bởi tuyến tụy, Chromium picolinate sẽ hoạt động để chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể.
Hydrogenated Polyisobutene Polymer là gì?
Hydrogenated Polyisobutene Polymer là hợp chất khá phổ biến trong công nghiệp làm đẹp, đặc biệt là trong sản xuất mỹ phẩm. Ở điều kiện thường, hợp chất này ở dạng chất lỏng, không có màu nhưng có kết cấu ổn định và dày.
Công thức hóa học của Hydrogenated Polyisobutene Polymer
Đối với phái đẹp, Hydrogenated Polyisobutene Polymer là thành phần quen thuộc trong các bảng thành phần công thức mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm da, lotion, phấn nền, kem chống nắng,… nhờ khả năng cấp ẩm cao cho da và kích thích tái tạo các tế bào dưới da. Nhờ kết cấu thành phần đơn giản, vững chắc, Hydrogenated Polyisobutene Polymer tạo độ mịn màng căng mướt cho da mà không gây mẩn ngứa hay kích ứng cho làn da.
Ngoài ra, sự liên kết phân tử trong hợp chất Hydrogenated Polyisobutene Polymer còn giúp tạo ra một màng ngăn cản sự mất nước đáng kể của da vào mùa khô mà không gây ra cảm giác bí rít lỗ chân lông. Một công dụng nổi bật khác của hợp chất dưỡng ẩm Hydrogenated Polyisobutene Polymer là có thể thay thế các loại dầu khoáng gây hại cho da trong mỹ phẩm nhờ khả năng nhũ hóa cao.
Điều chế sản xuất Hydrogenated Polyisobutene Polymer
Hydrogenated Polyisobutene Polymer thường được sản xuất bằng phương pháp trùng hợp Isobutene. Quá trình trùng hợp được bắt đầu bằng các axit Bronsted hoặc Lewis mạnh.
Phương pháp điều chế công nghiệp thông thường của Hydrogenated Polyisobutene Polymer
Cơ chế hoạt động của Hydrogenated Polyisobutene Polymer
Hydrogenated Polyisobutene Polymer được các chuyên gia khuyến nghị về độ an toàn cao và hoàn toàn lành tính với làn da nếu được sử dụng đúng tỷ lệ và nồng độ cho phép. Hợp chất này hoạt động nhẹ nhàng trên da, thích hợp với nhiều loại da khác nhau, không tạo cảm giác nhờn rít, không kích thích tiết dầu trên bề mặt da.
Hydrogenated Polyisobutene Polymer hoạt động linh hoạt và hoàn toàn có thể kết hợp với các loại dầu, sáp có độ nhũ hóa tương đồng và độ ổn định cao. Các phân tử Hydrogenated Polyisobutene Polymer liên kết nhanh chóng trên bề mặt da tạo ra lớp màng bảo vệ vô hình giúp hạn chế tình trạng mất nước cũng như kích thích các tế bào biểu bì dưới da tái tạo và phát triển.
Hydrogenated Polyisobutene Polymer tạo ra lớp màng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường
Butyl Acetate là gì?
Butyl Acetate có tên gọi dân gian là dầu chuối, hay xăng thơm. Đây là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học CH3COOCH2CH2CH2CH3.
Butyl acetate được dùng làm dung môi cho ngành sản xuất sơn, mực in, cao su, chất kết dính, cũng như được sử dụng làm mùi trái cây tổng hợp trong thực phẩm như kẹo, kem, pho mát, thực phẩm đóng gói. Người ta có thể tìm thấy Butyl Acetate trong nhiều loại trái cây.

Butyl Acetate tan ít trong nước nhưng hòa tan được dung môi hữu cơ như alcohol, aldehyde, ether, glycol ether, ketone, hydrocacbon mạch thẳng.
Về tính chất, Butyl Acetate có những đặc trưng riêng như sau:
-
Là chất lỏng không màu;
-
Tan trong nước;
-
Khối lượng phân tử:116.16 g/mol;
-
Tỷ trọng: 0.87 g/cm3;
-
Nhiệt độ đông đặc: -99oC;
-
Nhiệt độ sôi: 112oC;
-
Áp suất hơi: 1.33;
-
Độ nhớt: 0.6 cP (25oC);
-
Mùi thơm như mùi chuối chín.
Điều chế sản xuất Butyl Acetate
Để sản xuất dung môi Butyl Acetate, người ta tiến hành thủy phân Butanol và Axit Axetic (có Axit Sunfuric làm xúc tác) theo quy trình sau:
-
Chuẩn bị Butanol, Axit Axetic và Axit Sunfuric theo tỷ lệ phù hợp rồi cho vào lò phản ứng este hóa trong nhiệt độ 120oC để cân bằng axit dưới 0.5. Chúng ta sẽ thu được este thô trung hòa.
-
Sau khi thu được este thô trung hòa, người ta chuyển qua nồi chưng cất ở nhiệt độ 126oC (nhiệt độ có thể thay đổi tùy trường hợp).
Sản phẩm liên quan










